Cách đan mành tre có thể bạn chưa biết

Mành tre trúc đang trở thành vật dụng phổ biến trong các gia đình, nhà hàng, quán ăn và quán cà phê. Chúng có nhiều lợi ích như che mưa, chắn gió và tăng tính thẩm mỹ cho không gian. Chính vì sự phổ biến và công năng hiệu quả của sản phẩm, bài viết sau của tre trúc Minh Đức sẽ hướng dẫn cách đan mành tre đơn giản chỉ trong 7 bước tại nhà.

Cấu tạo của mành tre

Ngày nay, trên thị trường có rất nhiều loại mành tre khác nhau được sử dụng để trang trí, dùng trong nhà, ngoài trời,… Mỗi loại mành thường có hình dáng và chức năng khác nhau. Tuy nhiên, điểm chung của tất cả các bộ mành đều là phần nan tre và dây đan.

Để làm ra một tấm mành tre thủ công bền bỉ theo thời gian, cần yêu cầu sự tỉ mỉ từ khâu lựa chọn nguyên liệu, đặc biệt là quá trình xử lý nan tre để đảm bảo chất lượng sản phẩm sử dụng sau này. Mành phải được làm từ 100% nguyên liệu tre trúc tự nhiên, được trồng ở các khu rừng lớn trên cả nước và phải được xử lý kỹ càng để ngăn ngừa mối mọt trước khi đan lát.

Dây kéo rèm là loại dây dù to, độ bền cao và đảm bảo chắc chắn để có thể sử dụng được trong thời gian dài. Các loại dây kéo tốt thường có 2 lõi, tròn, bản to và đường kính trung bình từ 0,8cm đến 1cm, cùng với dây cước to tròn dẻo.

Hướng dẫn cách đan mành tre đơn giản trong 7 bước

Việc đan mành tre không quá phức tạp và bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu tạo của nó. Hãy cẩn thận và tuân thủ đúng các bước để có thành phẩm tốt nhất.

Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu

Để làm mành tre đan thủ công đơn giản, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên vật liệu sau:

  • 4-5 cây tre, trúc.
  • Dụng cụ như cưa, dao chặt.
  • 5-6 mét dây cước hoặc dây dù.
  • Sơn gỗ hoặc PU.
  • Chất xử lý mối mọt (dầu hỏa, hóa chất chuyên dụng, nước vôi,…)

Trước khi tiến hành làm, bạn nên chọn các cây tre, trúc đã già, ít mắt, màu sắc đều nhau, không bị loang lổ hay mối mọt. Tre, trúc trước khi ra nan thường được ngâm dưới ao, hồ trong vòng 2-3 ngày để đảm bảo có độ ẩm nhất định, hạn chế mối mọt và giúp sản phẩm dễ uốn cong và bền hơn.

Bước 2: Ra nan

  • Chọn các cây tre có đường kính lớn, đều màu và không có mối mọt.
  • Dùng dao chuốt sạch các mắt tre.
  • Dùng cưa phân cây tre thành các đoạn tầm 1-1,5m tính từ gốc, phần ngọn có thể để lại sử dụng cho các mục đích khác.
  • Dùng dao chẻ các khúc tre ra thành từng mảnh nhỏ đều nhau (gọi là nan), khoảng 1-2cm hoặc có thể lớn hơn.

Bước 3: Xử lý chống mối mọt

Dưới đây là một số cách chống mối mọt đơn giản trong sản xuất mành tre bạn có thể áp dụng:

  • Sử dụng dầu hỏa (dầu lửa): Dùng cọ thấm dầu hỏa và quét kĩ lên toàn bộ bề mặt các thanh nan. Đem phơi nắng từ 2-3 ngày, sau đó quét thêm 1 lớp dầu nữa và tiến hành như các bước trên. Sau khi khô 2 lớp dầu hỏa, bạn dùng xà phòng rửa lại các thanh nan để khử mùi hôi.
  • Sử dụng nước vôi: dùng khoảng 200-300 gram bột vôi pha cùng 1 lít nước lạnh và hòa tan. Quét dung dịch này lên khắp bề mặt nan tre và phơi khô. Có thể dùng bột vôi sống rắc trực tiếp lên nan để đuổi mối, mọt.
  • Sử dụng hóa chất: Một phương pháp đơn giản và an toàn để ngăn chặn sự tấn công của mối mọt là sử dụng hóa chất chống mối mọt, cách thực hiện tương đương với việc sử dụng vôi sống.

Bước 4: Chuẩn bị bề mặt nan

Sau khi đan các thanh nan tre với nhau, bề mặt chưa được mịn màng và đồng đều. Bạn có thể sử dụng dao để chuốt kĩ các thanh nan để bề mặt trở nên nhẵn nhụi và tránh để sợi tre nhỏ đâm vào tay lúc sử dụng. Nếu muốn đạt hiệu quả tốt hơn, bạn có thể vót 2 đầu nan cho tròn trịa và đều nhau.

Bước 5: Phơi khô

Sau khi chuẩn bị bề mặt nan, đưa các thanh nan đã xử lý và chuốc sạch ra phơi nắng trong khoảng 2 – 3 tiếng một lần nữa để giúp mành tre khô nhanh hơn và trở nên mềm mại hơn.

Bước 6: Đan các thanh nan với nhau bằng dây cước hay dây dù

Sau khi phơi khô, xếp các thanh nan sát lại với nhau theo chiều ngang và sử dụng dây cước hoặc dây dù để cố định kĩ các thanh nan với nhau theo chiều dọc.

Lưu ý: Mỗi 1 mét nan tre bạn cần buộc khoảng 3-4 lần dây cước/ dây dù để đảm bảo cố định chắc tấm mành.

Bước 7: Sơn hoặc phủ PU

Sau khi đan và cố định các thanh nan với nhau, bạn có thể phủ sơn hoặc PU để bảo vệ mành tre khỏi ẩm mốc và tăng độ bền cho sản phẩm. Có rất nhiều loại sơn khác nhau để bạn lựa chọn, thường thấy là màu gụ, màu cánh gián, màu xanh lá hoặc sơn PU. Nếu bạn thích giữ nguyên màu nguyên bản của tre, chỉ cần dùng một lớp sơn bóng phủ bên ngoài là đủ. Sau khi sơn xong, đem hong khô khoảng 4 – 5 tiếng là hoàn thành.

Trên đây là quy trình đan mành tre đơn giản tại nhà. Bạn cần lưu ý tuân thủ và thật cẩn thận ở những khâu xử lý các nguyên liệu để mang lại hiệu quả thành phẩm tốt nhất.

Liên hệ ngay với  chúng tôi qua số hotline nhấp nháy trên màn hình để được tư vấn chọn mua mành tre trúc phù hợp với không gian nội thất của Quý khách hàng nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *